Hội chứng Down (Trisomy 21)

  • Bất thường ở Nhiễm sắc thể (NST) 21
  • Nguyên nhân hội chứng Down ở thai nhi là do thừa một NST ở số 21 (Tam nhiễm sắc thể 21). Đây là bệnh về nhiễm sắc thể thường gặp nhất ở những ca sinh còn sống.
  • Cứ 660 ca sinh con sống thì có khoảng một ca xuất hiện tam nhiễm sắc thể 21

Đặc điểm thường gặp ở tam nhiễm sắc thể 21

  • Chậm phát triển và khuyết tật trí tuệ ở mức nhẹ đến vừa
  • Đặc điểm khuôn mặt đặc trưng: mắt xếch, mặt dẹt, mũi nhỏ và tẹt,….
  • Vấn đề tim mạch
  • Trương lực cơ thấp hoặc kém
  • Có thể sống tới tuổi trưởng thành

Hội chứng Edwards (Trisomy 18)

  • Bất thường ở Nhiễm sắc thể (NST) 18
  • Nguyên nhân do thừa một nhiễm sắc thể số 18 trong bộ gen. Đây là Hội chứng phổ biến thứ hai sau Trisomy 21. Cứ 3333 ca sinh sống thì có khoảng một ca xuất hiện tam nhiễm sắc thể 18.
  • Bệnh nặng về NST, thường gây chết thai hoặc tử vong sớm sau sinh. Có đến 80% trẻ vị Hội chứng Edwards tử vong ngay trong tuần đầu tiên sau sinh. Một số ít có thể sống hơn một tháng. Khoảng 5-10% có thể sống hơn một năm tuổi

Các biểu hiện phổ biến của Hội chứng Edwards

  • Chậm phát triển trong tử cung
  • Bàn tay và/hoặc bàn chân có vị trí bất thường
  • Chậm phát triển trí tuệ và thể chất

Hội chứng Patau (Trisomy 13)

  • Nguyên nhân phần lớn do thừa một NST số 13, số còn lại do khảm hoặc do nhiễm sắc thể bị chuyển đoạn.
  • Cứ 5000 ca sinh còn sống thì có khoảng 1 ca xuất hiện tam nhiễm sắc thể 13
  • Bệnh nặng về nhiễm sắc thể, tuổi thọ trung bình thường chưa đến 1 năm.

Các biểu hiện thường gặp của tam nhiễm sắc thể 13:

  • Tim, não, thận bất thường
  • Môi và/hoặc vòm miệng không hoàn thiện (hở)
  • Khuyết tật phát triển và trí tuệ nghiêm trọng

Bất thường NST giới tính

Hội chứng Turner (46, XO)

  • Thể đơn nhiễm X (Monosomy X – XO) xảy ra ở 1-1,5% trường hợp mang thai. Trong hầu hết (khoảng 99%) những trường hợp này, bào thai không sống được đến khi sinh
  • Cứ 2.000 ca sinh con sống là nữ thì có khoảng 1 ca xuất hiện thể đơn nhiễm X
  • Hội chứng Turner có thể gây ra các khuyết tật nội tạng nghiêm trọng, chẳng hạn như khuyết tật tim bẩm sinh, vóc người thấp bé, suy giáp, dậy thì muộn, dị tật thận, vô sinh và khả năng học tập hạn chế,…

Hội chứng Tam nhiễm X (47, XXX)

  • Cứ 1.000 ca sinh con sống là nữ thì có khoảng 1 ca xuất hiện Hội chứng Tam nhiễm X
  • Nhiều người nữ bị Hội chứng Tam nhiễm NST X có thể không có biểu hiện ra ngoài. Các biểu hiện thường gặp nếu có là: cao hơn chiều cao trung bình, khó khăn khi học tập, nói, chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển kỹ năng vận động, khó khăn trong hành vi và cảm xúc

Hội chứng Klinefelter (47, XXY)

  • Thể tam nhiễm 47, XXY xuất hiện với tỉ lệ khoảng 1/500 trẻ sơ sinh nam còn sống
  • Nhiều người nam bị Hội chứng Klinefelter không có biểu hiện đặc điểm ra ngoài.
  • Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm các vấn đề về thể chất và nhận thức. Giới hạn về khả năng học tập, nói, chậm phát triển ngôn ngữ, cao hơn chiều cao trung bình, tình hoàn kém phát triển, vô sinh. Trẻ mắc hội chứng Klinefelter có thể có trương lực cơ yếu và các vấn đề về phối hợp làm chậm sự phát triển các kỹ năng vận động như ngồi, đứng và đi.

Hội chứng Jacobs (47, XYY)

  • Hội chứng Jacobs xuất hiện với tỉ lệ 1/840 trẻ nam được sinh ra còn sống.
  • Các dấu hiệu và triệu chứng đa dạng. Hội chứng gây ảnh hưởng khả năng học tập, chậm phát triển các kỹ năng nói và ngôn ngữ. Phát triển kỹ năng vận động chậm, trương lực cơ yếu và có thể xuất hiện những khó khăn về hành vi và cảm xúc. Một tỷ lệ nhỏ nam giới mắc hội chứng Jacobs được chẩn đoán là rối loạn phổ tự kỷ gây ảnh hưởng đến giao tiếp và các hoạt đông tương tác với xác hội.

Đột biến vi mất đoạn

Hội chứng DiGeorge (mất đoạn 22q11)

  • Hội chứng gây ra do mất đoạn nhiễm sắc thể 22q11. Tần suất khoảng 1/4000 – 1/6000 trẻ sinh sống. Các dấu hiệu và triệu chứng đa dạng liên quan đến tới nhiều vấn đề.
  • Các biểu hiện thường gặp ở Hội chứng DiGeorge như: dị tật tim bẩm sinh, đặc điểm khuôn mặt đặc trưng (tai thấp, mắt rộng, hàm nhỏ, hở môi trên), tật hở vòm miệng/ họng, Nồng độ canxi huyết thấp (gây động kinh) do thiếu sản tuyến cận giáp, thường nhiễm trùng do suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh tự miễn, tăng trưởng chậm, không tăng cân hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa, vấn đề hô hấp, cơ bắp kém phát triển, chậm phát triển thể chất và trí tuệ,…

Hội chứng Angelman và Prader – Willi (mất đoạn 15q11.2)

  • Hội chứng Angelman (còn gọi là hội chứng mất đoạn 15q11.2), ảnh hưởng đến khoảng 1/12.000 trẻ sơ sinh. Đặc điểm nhận biết của hội chứng Angelman bao gồm khuyết tật trí tuệ, hạn chế khả năng nói và co giật.
  • Hội chứng Prader-Willi ảnh hưởng đến khoảng 1/10.000 – 1/25.000 trẻ sơ sinh. Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết của hội chứng Prader-Willi bao gồm béo phì, hạn chế khả năng ngôn ngữ, trí tuệ béo phì, chậm vận động,..

Hội chứng Wolf – Hirschhorn (mất đoạn 1p36, 4p)

Hội chứng mất đoạn 1p36

  • Tần suất khoảng 1:10.000
  • Đặc điểm thường thấy: dị hình khuộn mặt đặc biệt, giảm trương lực cơ, chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ, có giật, khiếm thính, khiếp khuyết tim và châm trăng trưởng trước khi sinh

Hội chứng 4p-Wolf-Hirschhorn

  • Tần suất khoảng 1: 50.000
  • Hầu như tất cả bệnh nhận bị hội chứng này đều có những đặc điểm trên khuôn mặt đặc biệt, bao gồm sống mũi rộng, phẳng và trán cao. Hai mắt cách xa nhau và có thể lồi ra. Các đặc điểm khác trên khuôn mặt bao gồm rãnh hân trung ngắn, miệng quặp xuống, cằm nhỏ và tai nhỏ với lỗ tai nhỏ hoặc bất thường vành tai. Ngoài ra, các bệnh nhân có thể có các đặc điểm khuôn mặt không đối xứng và đầu nhỏ bất thường, chậm tăng trưởng và phát triển

Hội chứng Cri-du-chat (mất đoạn 5p)

  • Hội chứng Cri-du-chat (mèo kêu) còn được gọi là hội chứng 5p, ảnh hưởng đến khoảng 1/20.000 – 1/50.000 trẻ sơ sinh
  • Trẻ sơ sinh mắc bệnh này thường có tiếng kêu the thé, nghe giống như tiếng mèo kêu. Rối loạn được đặc trung bởi chậm phát triển trí tuệ, đầu nhỏ, trọng lượng sơ sinh thấp. Các bệnh nhân cũng có các đặc điểm trên khuôn mặt đặc biệt, bao gồm hai mắt xa nhau, tai thấp, hàm nhỏ và khuôn mặt tròn.
  • Tỷ lệ tử vong là 10% trong năm đầu tiên, nếu không tuổi thọ thường là bình thường nhưng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đặc điểm

Bất thường số lượng NST còn lại

  • Sàng lọc tất cả các bất thường số lượng nhiễm sắc thể các nhiễm sắc thể còn lại. Những bất thường này gây ra các hội chứng hiếm gặp ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể lực của thai nhi.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 24/7:

1800 2010